-
Luân hồi: Bệnh tật đời này là do kiếp trước gây ra?
-
Ngẫm nhân sinh, thời thế qua 7 chữ – Đại diện của 7 loại trí tuệ lớn
-
Dù sống tốt mà vẫn xui xẻo liên miên có thể bạn đang phải TRẢ NGHIỆP
|
Làm người nhân hậu ắt có phúc báo sâu dày |
Ta vẫn thường hay được khuyên nhủ rằng, làm người thì phải có lòng nhân hậu và lương thiện. Thế nhưng như thế nào mới được coi là một người nhân hậu ắt có phúc báo thì ít ai có thể nói rõ ràng. Sống thiện, sống lành, bao giờ mới được hưởng phúc báo?
Cổ nhân dạy rằng, lòng nhân hậu của một người sẽ tạo nên nhân cách của người đó, quyết định tâm thái và tầm nhìn của họ về thế giới này.
1. Người nhân hậu không chiếm lợi của người khác
Câu chuyện thứ 1:
Bào Thúc Nha thời Xuân Thu vốn nổi tiếng là người không bao giờ chiếm đoạt lợi ích của người khác, ông đối đãi với mọi người rất nhân hậu.
Khi ấy ông làm ăn chung với người bạn thân Quản Trọng, nhưng Quản Trọng lại thường lấy nhiều tiền hơn về phần mình. Ai cũng lên tiếng nhắc nhở Thúc Nha, nhưng ông không hề so đo tính toán, còn nói gia cảnh bạn mình khó khăn nên ông thông cảm cho hoàn cảnh của Quản Trọng.
Câu chuyện thứ 2:
Một câu chuyện khác kể rằng, có một lần Hán Quang Vũ đế ban cho quần thần quan lại vài con dê được tiến cống, yêu cầu mỗi người chỉ được lấy một con. Vị quan phụ trách chia dê thấy đám dê có con lớn con nhỏ bất đồng, không biết phải chia thế nào mới vẹn toàn.
Rất nhiều đại thần vì muốn nhận được con dê to béo mà tranh cãi không ngừng. Thậm chí có người còn đưa ra ý kiến giết thịt toàn bộ chỗ dê đó rồi trộn đều thịt dê béo dê gầy vào chia ra.
Một vị quan có học thức cao trong triều đình khi ấy tên là Chân Vũ cảm thấy phải giết dê để phân thịt là chuyện vô cùng mất mặt, ông quyết định tự mình dắt đi một con dê gầy nhất trong đàn.
Thấy cách làm của Chân Vũ, những người khác e dè không tiện dắt đi chú dê mập nhất. Vì thế, mọi người dù không muốn nhưng cũng chỉ đành mỗi người dắt đi một con dê nhỏ và không dị nghị gì nữa.
Chuyện này về sau truyền đến tai Hán Quang Vũ đế, Chân Vũ cũng được ca ngợi là “tiến sĩ dê gầy” từ đó.
Sau này, dưới sự tiến cử của quần thần, Chân Vũ nhờ tiếng lành làm người trung hậu, thái độ khiêm nhường nên đã trở thành thầy giáo của Thái Tử.
Bài học rút ra:
Người nhân hậu ắt có phúc báo tức là người sẽ không bao giờ chiếm lợi của người khác, dù trong hoàn cảnh bản thân có thể bị thua thiệt thì họ cũng đều sống rất minh bạch, tiêu diêu tự tại.
Xem thêm: Phật dạy: Muốn phúc báo nghiệp lành, hãy trân trọng phụ nữ
2. Người nhân hậu luôn đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ cho họ
Câu chuyện thứ 1:
Một lần, Khổng Tử tham dự tang lễ của nhà người khác, đứng ở cạnh thân nhân người đã khuất, ông cũng cảm thấy trong lòng đau khổ, thương tiếc như thể người đã mất là người thân của mình vậy.
Khổng Tử đau thay nỗi đau của gia đình người kia, đến mức ăn cơm cũng không ngon. Sự đồng cảm mọi lúc mọi nơi đó cũng là biểu hiện của lòng nhân hậu.
Câu chuyện thứ 2:
Năm 17 tuổi, tý phú Hồng Kông Lý Gia Thành đang là nhân viên chào hàng trong một xưởng cơ khí. Dù thành tích đừng đầu nhà máy, nhưng ông vẫn muốn đổi nghề sang làm ở một công ty sản xuất nhựa để tìm kiếm cơ hội phát triển hơn.
Trước khi nghỉ việc, Lý Gia Thành tìm đến ông chủ của mình và nói:
“Nghề kim khí này đang đứng trước nguy cơ rất lớn, sản phẩm làm từ nhựa sẽ nhanh chóng thay thế phần lớn sản phẩm từ gỗ và kim loại, anh nên chuyển nghề sớm để gây dựng sẵn tiền đồ, hoặc là điều chỉnh các loại sản phẩm sản xuất ra, tránh xung đột với các sản phẩm làm từ nhựa.”
Có người hỏi ông tại sao sắp rời đi rồi vẫn còn phải nhắc nhở ông chủ cũ, Lý Gia Thành đáp: “Sống ở trên đời này, nếu như có thể hãy lo nghĩ cả cho người khác, không thể khoanh tay đứng nhìn người khác gặp nạn ngay trước mắt. Phát hiện ra vấn đề mà không nói, lòng tôi không yên.”
Bài học rút ra:
Bất cứ việc gì cũng đều nghĩ cho bản thân mình trước tiên, đây là bản chất của con người, nhưng không phải là nguyên tắc đối nhân xử thế của bậc thánh hiền.
Chỉ khi hết lòng lo nghĩ cho người khác, đặt bản thân vào vị trí của đối phương để nghĩ cho họ thì mới được coi là người nhân hậu ắt có phúc báo.
Những người như vậy, nhân duyên ở đời cũng tốt hơn người khác rất nhiều. Họ hết mình vì người khác nên cũng nhận lại được sự giúp đỡ tương tự như vậy. Đó chính là biểu hiện của phúc báo.
Đừng bỏ lỡ: Phải làm gì để hạnh phúc? Muốn biết thì hãy đọc ngay bài viết này!
3. Người nhân hậu luôn biết nhớ ơn và đền ơn người khác
Người xưa có câu rằng: “Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu”.
Câu này có nghĩa là: Muốn nuôi dưỡng lòng nhân hậu của bản thân thì phải luôn ghi nhớ ân đức và biết đền ơn của những đã từng giúp đỡ, chăm sóc mình.
Đó là những người thầy cô đã dạy dỗ ta, cho nên ta phải thường xuyên đến thăm hỏi họ.
Đó là những bậc trưởng bối đã chăm sóc ta khôn lớn, cho nên mỗi dịp Tết đến xuân về, hay các dịp lễ tết quan trọng nhất định phải đi thăm nom và cảm ơn họ.
Đó còn là những người bạn cũ mà ta không được phép quên. Những kẻ bạc bẽo tham mới bỏ cũ thì không phải là người nhân hậu, không xứng đáng nhận được phúc báo.
Từng có người nói rằng: “Bất hạnh lớn nhất của đời người, không phải là không nhận được ơn huệ của người khác. Mà là nhận được rồi nhưng lại hờ hững coi như không có.”
Người nhân hậu ắt có phúc báo, muốn được như vậy nhất định phải trở thành người biết nhớ ơn và đền đáp công ơn đó. Chỉ khi có lòng biết ơn thì mới có thể gặp được những người bạn tốt bụng, quý nhân giúp đỡ.
Có thể bạn quan tâm: Làm những điều này, dù giàu hay nghèo, bạn cũng sớm được hưởng phúc báo đời người
4. Người nhân hậu phải biết bao dung, độ lượng với người khác
Victor Hugo từng nói: “Trên đời này thứ mênh mông nhất là biển khơi, rộng lớn hơn cả biển khơi chính là bầu trời, mà bao la hơn cả bầu trời chính là lòng người.”
Người nhân hậu sẽ không so đo với sai lầm của người khác, bởi họ biết trên đời này còn có thứ quan trọng hơn so đo rất nhiều, đó chính là khoan dung và độ lượng.
Trong cuộc sống, những người phúc hậu, có tấm lòng rộng lượng sẽ rất ít khi xảy ra mâu thuẫn với người khác.
Cũng vì là người phúc hậu nên tấm lòng bao dung của họ rất lớn. Lòng bao dung chính là chìa khóa để hóa giải mọi mâu thuẫn, nhường nhịn lẫn nhau, chịu lùi một bước chính là trời cao biển rộng.
Hạnh phúc, an yên là nhờ lòng nhân hậu; đau khổ, tổn thương là vì tính toán hơn thua. Lòng khoan dung sẽ khai sáng cuộc đời bạn.
Một người đứng ở vị trí càng cao trong đoàn thể, nếu không có lòng bao dung, chỉ cần nghe lời phê bình của người khác là lập tức tỏ thái độ đối địch với người ấy.
Thậm chí còn kéo bè kết phái để cô lập người đó. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới cả tập thể, cũng chính là đang “tạo nghiệp”.
Cho nên, một người đứng ở địa vị càng cao, càng phải có tâm thái xứng đáng với vị trí của mình. Mỗi một lời nói hành động, hành vi cử chỉ đều phải làm đẹp cho đoàn thể của mình.
Sự khoan dung mới là cách tốt nhất để tránh xa những kết cục tiêu cực.
Khoan dung độ lượng với người chính là tạo phúc báo cho mình.
5. Người nhân hậu thì không chỉ trích, không gây khó dễ cho người khác
Câu chuyện về ông lão nghèo đói và người quản lý nhà hàng:
Một ông lão ăn mặc rách rưới đi vào nhà hàng mới vừa tổ chức xong bữa tiệc ăn uống linh đình. Ông rút từ trong túi quần ra mấy chiếc túi ni-lông rồi trút các món ăn thừa vào túi.
Bởi vì xung quanh vẫn còn rất nhiều người nên không có ai chú ý đến ông lão. Hôm đó đúng là ngày quản lý nhà hàng tới kiểm tra, lập tức trông thấy hành động của ông lão.
Nhân viên phục vụ đi cùng quản lý cũng thấy, định ra đuổi ông lão đi thì bị quản lý ngăn lại. Người quản ly đứng cùng nhân viên phục vụ đó chờ cho ông lão xong việc rời đi.
Sau đó, nhân viên phục vụ hỏi nguyên do, quản lý nói: “Theo quy định của nhà hàng, chúng ta có thể bắt ông ấy đi khỏi ngay lập tức, nhưng cậu có nghĩ rằng, nếu như không phải hoàn cảnh gia đình khó khăn, sao ông ấy phải làm việc lén lút này? Ông ấy chắc chắn không muốn bị ai phát hiện ra, giờ mà cậu đi vào chắc chắn sẽ khiến ông ấy lúng túng.”
Cách làm này của người quản lý đã nhận được sự cảm động vô cùng của người nhân viên. Anh nhân viên này sau đó còn kể cho những người khác, tiếng lành đồn xa, danh tiếng của nhà hàng cũng được nâng cao vì thế. Vậy là lượng khách cứ tăng lên rõ ràng.
Đối xử nhân hậu với người khác chính là trí huệ thượng đẳng. Người nhân hậu ắt có phúc báo tức là người biết cách chừa lại một đường lui cho người khác. Họ không chỉ trích quá mức, cũng không gây khó dễ cho người ta.
Khi một sự việc đã xảy ra rồi mới ở đó mà trách mắng người khác cho hả giận sẽ làm tổn hại tới đức của mình, đồng thời cũng khiến người khác khó chịu. Xem thêm: 7 lý do người có lòng khoan dung nhất định sẽ thành công
6. Người nhân hậu luôn làm tròn bổn phận của mình
Có câu rằng: “Huynh hữu đệ cung” tức anh em hòa thuận thân ái, tôn kính lẫn nhau; hay “phụ từ tử hiếu” tức cha từ bi, con hiếu thuận.
Hai câu này muốn nhắn nhủ rằng bất cứ ai cũng cần có trách nhiệm với người thân của mình. Người thân ở đâu không chỉ là cha mẹ, anh em ruột thì mà còn mở rộng ra cả các bậc trưởng bối và họ hàng khác, chúng ta đều cần tôn trọng và hiếu thuận với họ.
Cách ngôn trị gia của Chu Tử dạy rằng: “Thấy người thân, hàng xóm gặp cảnh khó khăn, khốn cùng phải biết quan tâm, giúp đỡ họ vượt qua gian nan. Như vậy mới được coi là trọn nghĩa thân tình.
Hàng xóm dù không có quan hệ máu mủ nhưng tục ngữ có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Những lúc cần sự giúp đỡ nhất những người hàng xóm mới là người ở gần ta hơn cả.
Để có thể trở thành một người nhân hậu ắt có phúc báo như những biểu hiện đã nói ở trên không phải là điều đơn giản nhưng cũng không phải quá khó.
Song nếu như ta tích nhặt từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống thì sẽ không quá khó nữa. Hãy nhớ rằng người càng nhân hậu thì phúc báo càng sâu dày.
Lam Lam
8 hành động tổn hao PHÚC BÁO, dễ gặp xui xẻo
Phóng sinh một lần, phúc báo đời đời, nghiệp lành khai nở
3 nguyên tắc làm chủ cuộc sống, tích phúc sống an
Phụ nữ nội hàm, phúc báo sâu dày
Làm một điều thôi, cả đời hưởng phúc báo