Còn với những người sống u mê, hồ đồ, không có bất kỳ một mục tiêu tương lai nào, sống ngày nào hay ngày ấy, vận may sẽ không bao giờ tìm đến với họ.
Khổng Tử dạy rằng: Một người nếu đặt ra mục tiêu cao, có thể sẽ đạt được mức trung bình; nếu đặt mục tiêu trung bình, có thể sẽ đạt được mức thấp; nhưng nếu chỉ đặt mục tiêu ở mức thấp, vậy thì e rằng sẽ chẳng đạt được bất cứ điều gì.
Hay nói cách khác, người có tầm nhìn xa trông rộng, đặt ra mục tiêu cao cho bản thân thì mới có thể mong đạt được thành quả khiến bản thân hài lòng.
Cho nên nếu bạn mong muốn có được may mắn và thành công như người khác, ngay từ hôm nay hãy đặt ra những mục tiêu cao xa và rõ ràng cho bản thân. Có như vậy, bạn mới có một động lực để nỗ lực ngày ngày. Đọc ngay: 10 điều tạo nên những khác biệt của người thành công
2. Người chăm chỉ và chịu khó
Người ta thường nói: “Càng cố gắng lại càng may mắn”. Quả thật, chăm chỉ và chịu khó chính là một con đường tắt để dẫn bước ta chạm tay tới may mắn và thành công.
Trên đời này, không có chuyện ngồi không mà được hưởng thành quả tốt đẹp, những kẻ há miệng chờ sung sẽ chỉ mãi giậm chân tại chỗ, không bao giờ thu hoạch được điều mình mong muốn.
Chỉ có những người nỗ lực bằng chính sức mình thì mới được may mắn tìm đến, khi đó thành công cũng là điều nằm trong tầm tay. Không chỉ người bình thường, mà ngay cả bậc Thánh nhân như Không Tử cũng vậy.
Khổng Tử đã từng học đàn từ thầy Sư Tương Tử – vị quan Lạc thời Xuân thu, là người rất giỏi về âm nhạc.
Sau một thời gian dạy Khổng Tử học đàn, Sư Tương Tử đã giành riêng cho người học trò một bản nhạc để ông tự luyện tập trong mười ngày.
Sau thời gian đó, Sư Tương Tử liền bảo: “Khúc nhạc này trò đã chơi tốt rồi, có thể học sang khúc nhạc mới”.
Khổng Tử nói: “Chưa được, học trò vẫn mới chỉ học thuộc giai điệu, còn cách đưa tay vẫn còn long ngóng lắm.”
Sau một thời gian, Sư Tương Tử nói với Khổng Tử rằng: “Bây giờ trò đã đưa tay rất thuần thục rồi, có thể học sang khúc nhạc mới”.
Ấy vậy mà Khổng Tử vẫn lắc đầu: “Chưa đâu, tôi vẫn chưa hiểu được nội dung bản nhạc, chưa thể coi là thuần thục được.”
Lại sau một khoảng thời gian, Sư Tương Tử nói: “Trò đã lĩnh hội được ý nghĩa khúc nhạc này rồi, có thể học sang khúc nhạc mới”.
Nhưng Khổng Tử lại thấy vẫn chưa ổn bèn thưa: “Trò chưa lĩnh hội được tình cảm và tư tưởng ẩn chứa trong khúc nhạc này!”
Cứ như thế, Khổng Tử trước sau vẫn chỉ luyện tập chơi một khúc nhạc.
Một hôm Khổng Tử trong khi đang chơi đàn thì trong tâm bỗng ngộ ra, ông liền sung sướng khoe với thầy: “Học trò đã biết ai sáng tác khúc nhạc này rồi. Người này da ngăm đen, thân thể cao thanh mảnh, tấm lòng rộng lớn, chí hướng cao xa, ngoài Chu Văn Vương ra thì còn có thể là ai nữa”.
Sư Tương nghe thấy thế vội vàng đứng dậy, vừa thi lễ với Khổng Tử vừa nói: “Trò quả là bậc Thánh nhân. Khúc nhạc này, thầy dạy ta nói cho ta biết là khúc “Văn Vương tháo” (Tiết tháo của Văn Vương) do Chu Văn Vương sáng tác”.
Có thể thấy, tgười bình thường học một bài nhạc chỉ cần mấy ngày luyện tập là đã có thể đàn được, nhưng thời gian học tập của Khổng Tử vượt quá người bình thường.
Không phải Khổng Tử kém cỏi, mà là Khổng Tử bỏ ra công sức hơn người khác để đào sâu tận cùng một bản nhạc cho đến khi nhuần nhuyễn mới thôi.