Thứ Tư, 14/08/2019 17:26 (GMT+07)
Có thể bạn đã nghe quá nhiều với việc không nên lãng phí, tiêu pha quá tay nhưng bạn đâu có nghĩ tới việc tiền tiết kiệm để làm việc gì. Thậm chí, có những người tiết kiệm xong cũng chỉ để mua những thứ tiêu sản như: quần áo, phụ kiện mới, xe mới, nhà mới,… Và đây có thể là một sai lầm lớn. Mục đích của tiết kiệm còn hơn những gì bạn đang nghĩ đấy.
Nghe những lời khuyên tiền bạc sau đây không bao giờ là phí thời gian cả khi mà bạn vẫn mãi chẳng thấy mình thành công hay có chút thành quả gì.
Bạn có thể chăm chỉ đi làm từ sớm nhưng mọi việc chỉ được đánh giá bằng số tiền bạn tiết kiệm được chứ không phải tiền bạn kiếm ra. Ví dụ bạn nhận lương thì tiền đã hết veo thậm chí âm thì bạn cũng chẳng thể bằng một người làm lương thấp mà vẫn giữ lại được 3-4 triệu/tháng.
1. Luôn ý thức việc phải tiết kiệm
Cứ để ý mà xem cứ mỗi lần cầm nhiều tiền mặt trong tay bạn sẽ có xu hướng muốn tiêu hết số tiền đó. Với lời khuyên tiền bạc này bạn không thể chối cãi được vì đó là tâm lý chung của hơn 80% người khi chúng ta khó kiểm soát được cảm xúc của mình và dễ mua sắm một cách bồng bột. Tham khảo:
10 cách tiết kiệm tốt nhất để đảm bảo cho tuổi già an nhàn
“Nếu bạn không nhìn thấy tiền thì sẽ không tiêu nó”, Sharon Epperson, phóng viên tài chính cá nhân kỳ cựu của CNBC cho biết. Vì thế, ngay từ lúc này, hãy cài tự động chuyển tiền từ tài khoản lương sang tài khoản tiết kiệm.
Dù bạn đang nợ hay bạn dư giả tiền bạc thì việc tiết kiệm luôn cần thiết, hãy xem như đó là phần thưởng bạn được nhận sau một tháng vất vả và chỉ để dành cho tương lai của bạn. Một cách giúp việc tiết kiệm dễ hàng hơn là tự động hóa để tránh cầm tiền mặt bạn lại tiêu xài vô lo vô nghĩ.
2. Tránh tâm lý chi tiêu nhiều hơn khi thu nhập tăng
Tâm lý phổ biến của chúng ta đó là khi thu nhập tăng lên chúng ta lại càng muốn tiêu nhiều hơn, ví dụ sắm thêm những bộ đồ đắt tiền hơn, chọn mua loại xe sang hơn, đổi nhà to hơn,…. có vẻ như những mong muốn đó chính đáng nhưng thực ra nó đang làm hại bạn.
Có quá nhiều người khi thu nhập tăng lên họ lại càng nợ nhiều hơn vì mức mua sắm của họ tăng rõ rệt, thậm chí thiếu kiểm soát. Hãy nhìn những tấm gương của những người giàu nhất thế giới, họ vẫn đi xe cũ, ở nhà cũ và dùng phiếu giảm giá,… dường như những thói quen cũ của họ không thay đổi là bao.
Vì thế, bất cứ khi nào thu nhập tăng lên, hãy tăng lượng tiền tiết kiệm bạn dành ra mỗi tháng. Nếu cảm thấy khó khăn hãy nghe lời chuyên gia khuyên rằng: “Hãy tiết kiệm 1/3 số thu nhập tăng thêm để bạn không tiêu xài quá tay”. Tham khảo: Những câu nói hay về làm giàu để bạn thấy nỗ lực của bạn là xứng đáng
3. Hãy nghĩ đến khoản tiền mình có khi nghỉ hưu
Hãy thực hành tiết kiệm càng sớm càng tốt, và nếu giờ đã muộn thì: Muộn còn hơn không. Hãy nghĩ tới khoảng thời gian nghỉ hưu bạn chẳng còn sức lao động thì phải làm sao đây? Vì vậy, lời khuyên cần nghe đó là dù bạn bao nhiêu tuổi, hãy ưu tiên đầu tư cho tài khoản nghỉ hưu.
Đừng trông đợi vào việc con cái chăm hay quỹ lương hưu, tất cả những điều đó đều khá mông lung, vì thấy tốt hơn hết hãy tìm cách để bạn tự đảm bảo cuộc sống của mình trước.
Khi bạn thấy thiếu động lực hoặc thậm chí muốn phá bỏ thói quen tiết kiệm thì cũng hãy nghĩ tới viễn cảnh tương lai của mình. Không phải ai cũng đủ khả năng tiết kiệm để nghỉ hưu sớm, nên chúng ta cứ chỉ nghĩ tới tuổi già an nhàn là đủ rồi.
ohn Rampton, người sáng lập, CEO của Calendar khuyên: “Tiêu tiền vào những thứ bạn muốn tức thời có thể ảnh hưởng tới các nhu cầu trong tương lai. Đừng lãng phí thời gian vào những món đồ đắt tiền hay xe đắt đỏ. Tốt hơn hết là tiết kiệm tiền cho dài hạn và cho những thứ có thể tiếp tục sinh tiền thay vì những thứ khiến bạn tốn tiền”.
4. Đầu tư bản thân là trước tiên và không quên khoản đầu tư khác
Đầu tư cho việc học hỏi mọi thứ về tài chính cá nhân vô cùng quan trọng vì từ việc đó bạn mới nhận thứ được rằng bạn đủ khả năng để gia tăng tài sản của mình thay vì ngồi một chỗ mà than vãn.
Không ngừng học hỏi về tiền bạc, về những kiến thức bạn tìm hiểu vì nó đều có giá trị ở một khía cạnh nào đó mà bạn không bao giờ dự đoán trước được. Và đọc sách là một trong những yếu tố cần thiết để mang lại cho bạn sự nhạy cảm, sự đánh giá sắc bén nhất có thể.
Nếu bạn đang lo lắng nghĩa là bạn chưa chắc chắn về vấn đề đó, thì hãy biến lo lắng thành động lực để tìm hiểu thật kỹ, thật sâu vấn đề bạn không biết.
Khi bạn biết rõ mình tiết kiệm để làm gì, nó sẽ làm động lực để bạn gắn chặt với các mục tiêu và làm việc chăm chỉ hơn.
Dùng tiết tiết kiệm và bằng việc học hỏi để nhận ra đau là các khoản đầu tư thông minh, bạn có thể tạo ra thu nhập cho bản thân và có cuộc sống thoải mái hơn khi nghỉ hưu.
5. Nhưng luôn nhớ rằng tiền không phải là tất cả
Vấn đề gì cũng có hai mặt, khi tập trung tới tiền bạc không có nghĩa là bạn bỏ qua các giá trị khác của cuộc sống.
Đúng là tiền quan trọng là công cụ đảm bảo cho những mặt khác của cuộc sống thêm phong phú, đủ đầy nhưng mối quan hệ xung quanh bạn cũng rất quan trọng.
Đừng coi tiền bạc là tất cả và cũng đừng xem thường nó. Hãy nhớ rằng tiền bạc là một nguồn lực, không phải là thứ xác định bạn là ai hay cái gì trong thế giới này.
Tiền bạc không dẫn tới thành công. Tiền có thể đến và đi. Hãy tập trung vào việc tiết kiệm và gia tăng số tiền của bạn, và cũng đừng tập trung vào những thứ ‘hào nhoáng’ để bắt kịp với những người khác.